CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - NKVIETNAM

PRO SOUND AND LIGHTINGAND LIGHTING

HOTLINE: 0913.009922 Mr. Cường

»Giải Pháp

LOA ( Phần 1)

09:23 | Thứ Hai, 23/05/16 | Lượt xem: 4335

LOA

Định nghĩa   :

Loa là 1 thiết bị điện thanh,dùng để biến đổi năng lượng điện thành năng giao động cơ học

Nhờ vào cấu tạo đặc biệt của loa có màng bức xạ giao động theo dạng sóng của âm thanh làm cho các phần tử khí xung quanh màng bức xạ cũng giao động tín hiệu đầu vào và phát ra của âm thanh.

a. cấu tạo

Trong đó: a là nam châm mạng hình trụ tròn rỗng, b là cuộn dây động quấn trên một khoanh giấy, nằm trong khe từ hình nhẫn, c là trụ sắt non, tạo với nam châm một khe từ trường hình nhẫn khá mạnh, d là màng giấy (nón loa) gắn liền với cuộn dây và mạng trong, đ là sườn loa, e là mạng nhện, g là nếp nhăn của nón loa. 

b. nguyên lý hoạt động

Loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Do cuộn dây được nối với màng loa nên các dao động này được truyền ra không khí, tác động vào người nghe.

c. độ nhạy của loa

Độ nhậy( Sensitivity): Là áp lực âm thanh của loa đo được tại điểm cách mặt loa 1 m với công suất đưa vào 1 W. Chỉ tiêu này đặc trưng cho chất lượng của Ê măng  và độ phóng xa của loa.

d. phân loại và sử dụng

Căn cứ vào dải tần làm việc của loa phân ra làm 3 loại:

loa trép                 loa HF : dải tần 3Khz-16Khz

loa trung             loa MF : dải tần  300Hz – 5Khz

loa Bass              loa LF  : dải tần 16Hz-125Hz

nếu như 1 loa ta đưa tín hiệu tât cả dải tần số từ 16-20Khz  được gọi là loa Full (loa toàn dải ) thường sử dụng trong tivi gia đình.

trong sân khấu loa full là 1 hệ thống thùng loa bao gồm 2 loa trở lên 1 loa HF và 1 loa LF .

Căn cứ vào cấu tạo loa ta có thể chia ra các loại loa sau:

1. Loa điện động: Cuộn dây động của loa nằm trong từ trường của nam châm có cực bắc (N) ở trong lòng cuộn dây, cực nam (S) ở vòng chung quanh cuộn dây. Khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động của loa thì nó sinh ra một từ trường biến đổi. Cuộn dây động nằm trong từ trường biến đổi thì sẽ di chuyển dọc theo khe từ, theo quy luật bàn tay trái. 
Nếu từ trường của nam châm toả ra chung quanh và dòng điện chạy theo chiều mũi tên, thì theo quy luật bàn tay trái cuộn dây động của loa sẽ bị kéo xuống. Khi dòng điện đổi chiều, nghĩa là dòng điện chạy theo chiều mũi tên đứt đoạn thì theo quy luật bàn tay trái, cuộn dây động của loa sẽ bị kéo lên . Do đó, khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động thì cuộn dây sẽ rung theo nhịp điệu đó. Rung động này truyền sang màng loa, làm cho màng loa rung động, nên tai nghe được âm thanh. Nón loa càng rộng thì âm thanh càng trầm. 
Loa điện động có trở kháng thấp, thường từ 3W đến 8W, cao lắm là 40. Cho nên khi dùng trong máy thu thanh hay mạng lưới truyền thanh, thường phải kèm theo một biến áp giảm áp, gọi là biến áp loa. Một số loa điện không dùng nam châm vĩnh cửu, mà dùng nam châm điện. Trong đó nam châm vĩnh cửu được thay bằng cuộn dây có dòng diện một chiều chạy qua. Cuộn dây này tạo nên từ trường trong khe từ. Loa điện động này chỉ dùng trong một số máy thu thanh. 
Loa điện động có chất lượng âm thanh cao, đáp tuyến tần số rộng, công suất có thể nhỏ tới 1/20 W và lớn tới vài chục W. Loa điện động được dùng rộng rãi trong các máy thu thanh, ghi âm, thu hình, trong mạng lưới truyền thanh, trang âm … 
Loa điện động công suất nhỏ dùng trong truyền thanh có công suất quy định là 0,25VA và 0,15VA. Các loa truyền thanh của Liên Xô bao giờ cũng có núm điều chỉnh âm lượng. 

2. Loa điện từ: 

Loa điện từ còn gọi là loa kim
Trong đó: a là nam châm, b là cuộn dây, c là l­ưỡi gà, d là màng loa bằng giấy, đ là sư­ờn loa, 3 là hai miếng sắt chữ U, f là các miếng sắt non, g là cần câu, một đầu gắn vào l­ưỡi gà, một đầu gắn vào chóp nón loa. 

 


Nam châm có thể là hình trụ hay hình móng ngựa. Bộ phận động cơ củ loa có thể lắp ở phía sau nón loa như­ trong hình trên, có thể lắp trên giá gỗ ở phía nón loa. 
Khi  có dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây thì cuộn dây và lư­ỡi gà nằm trong một từ trư­ờng không đổi của nam châm. 
Khi dòng diện âm tần chạy qua cuộn dây loa thì tạo nên từ trư­ờng biến đổi. L­ưỡi gà nằm trong từ tr­ường này, nên bị rung động theo tần số của dòng điện chạy qua cuộn dây. Hệ thống cần câu này truyền rung động này tới màng loa. Mang loa rung động và phát ra âm thanh. 
Loa điện từ có cấu tạo đơn giản, nh­ng chất lư­ợng kém tiếng trầm bổng đều bị cắt và hay bị hỏng vặt do l­ưỡi gà bị hút về một bên, kêu vè vè … 
Các loa điện từ dùng trong truyền thanh có công suất danh định 0,25VA; trở kháng danh định 3600W (đo ở 400Hz) đáp tuyến tần số từ 200 – 2000Hz chênh lệch 20 dB, hệ số méo không đ­ờng thẳng 15% (ở 400Hz). 
Hiện nay trên thế giới đã loại bỏ loa này và trên màng l­ưới truyền thanh ở n­ớc ta, nó cũng dần dần bị thay thế bằng loa điện động. 

3 – Loa sứ áp điện: 

Loa sứ áp điện còn gọi là loa gốm áp điện hay loa tinh thể.
Trong đó: a là miếng sứ áp điện, có tráng bạc ở hai mặt, b là miếng đồng tròn mỏng, c là miếng cao su truyền động, d là nón hoa bằng giấy, đ là s­ườn loa, e là nắp đậy, f là hai dây dẫn điện. 
Sứ áp điện có nhiều loại. có tính chất áp điện: Khi một điện áp âm tần vào hai mặt của tấm sứ áp điện thì nó sẽ rung lên theo nhịp điệu của âm tần. Sự rung động đó đ­ược truyền qua miếng cao su tới nón loa và loa phát ra âm thanh. 

Đặc điểm của loa sứ áp điện là cấu tạo đơn giản, dễ lắp ráp, dễ sửa chữa, dễ quản lý, giá thành hạ, tiêu thụ ít công suất âm tần. Như­ng tiếng loa lại nhiều thanh ít trầm. Về mặt chất lượng thì hơn loa điện từ, nh­ưng kém loa điện động. 
Loa sứ áp điện hiện nay đ­ợc nhiều dùng trên màng l­ới truyền thanh ở Trung Quốc. Chẳng hạn, loa sứ áp điện kiểu Hồng Mai YY – 200. Có công suất danh định 0,1VA. Điện áp danh định nhỏ hơn 30V – Trở kháng ở 1000Hz: 9000Hz: 9000W. Dải âm tần: 300 – 10.000Hz. Độ méo không đ­ờng thẳng 12%. Thanh áp: 84dB. Đ­ường kính nón loa 200mm. 

 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Kinh doanh - 0983.559.288
  • Kỹ Thuật - 0902.137.836

Sản phẩm mới

Đối tác