CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - NKVIETNAM

PRO SOUND AND LIGHTINGAND LIGHTING

HOTLINE: 0913.009922 Mr. Cường

»Giải Pháp

8 thông số kỹ thuật quan trọng nhất của loa cần lưu ý

12:16 | Chủ Nhật, 23/04/23 | Lượt xem: 931

1. Tần số đáp ứng và đáp tuyến tần số của loa

Tần số đáp ứng của loa: chính là dải tần số mà loa có thể tái tạo và phát ra từ tần số bao nhiêu tới tần số bao nhiêu

Theo lý thuyết, tai con người nghe được dải tần số từ 20Hz – 20kHz. Do vậy loa càng tái tạo được dải tần số càng rộng, càng tái tạo được hết dải tần từ 20Hz – 20kHz thì âm thanh phát ra càng trung thực và chi tiết, tiếng dày dặn, đầy đủ bass, treble,….

            Tuy nhiên đây mới chỉ là con số chung chung mà các nhà sản xuất đưa ra, hầu hết không khác nhau nhiều. Do đó, để đánh giá khả năng tái tạo âm thanh của loa thì ta cần xem thêm một yếu tố nữa đó là đồ thị đáp tuyến tần số của loa.

- Đồ thị đáp tuyến tần số của loa cho ta biết mức cường độ âm thanh mà loa có thể phát ra ở từng dải tần số là bao nhiêu dB

Và có đồng đều mức âm hay không

Đáp tuyến tần số của loa là 1 yếu tố quyết định đến chất âm của chiếc loa đó ra sao

Khi đi mua loa, ta cần chọn loa có đáp tuyến tần số càng rộng. Đồ thị đáp tuyến tần số càng bằng phẳng thì càng tốt. Âm thanh càng đồng đều, cân đối bass, treble,….

 

2. Độ nhạy của loa

            Là thông số cho ta biết khả năng phát ra âm thanh to tới đâu của chiếc loa đó khi ta đưa vào một định mức tiêu chuẩn

Định mức tiêu chuẩn đó là khi ta đưa vào loa công suất là 1W, đo ở khoảng cách trước loa là 1m, trở kháng loa là 8Ohm, điện áp là 2.83 vôn

Loa có độ nhạy càng cao thì âm thanh phát ra càng to và càng cần ít công suất. Vậy nên khi mua loa cần chọn loa có độ nhạy lớn một chút để có thể tiết kiệm công suất.

 

3. Công suất làm việc của loa

- Công suất Max/peak: là mức công suất lớn nhất mà loa có thể chịu đựng được trong thời gian cực ngắn. Đưa vào loa mức công suất này thì loa cháy rất nhanh

- Công suất chịu đựng/program của loa: là mức công suất mà loa có thể làm việc trong thời gian ko quá dài, chừng 1,2 tiếng. Dùng loa quá lâu ở mức công suất này sẽ làm tổn hại màng loa, rão màng loa, lâu dần dẫn tới cháy loa.

- Công suất trung bình RMS của loa: là mức công suất mà loa có thể làm việc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày hay lâu hơn nữa. Đây chính là công suất hiệu dụng, mức công suất mà bạn cần để ý khi chọn âm ly cho loa. Khi chọn âm ly cho loa bạn cần chọn âm ly có mức công suất RMS lớn hơn hoặc bằng mức công suất RMS của loa ở cùng mức trở kháng. Điều này để khi chơi âm thanh ở mức lớn, âm thanh sẽ căng hơn, ko bị méo tiếng hay gây quá tải cho âm ly.

 

4. Trở kháng của loa

            Chính là điện trở của loa đó. Trở kháng của loa nhằm mục đích phối ghép công suất cho loa và âm ly sao cho đúng để không làm tổn hại tới thiết bị

+ Đối với âm ly thì: Trở kháng ra càng cao thì công suất ra của âm ly càng nhỏ

Do vậy công suất ra ở 8Ohm < ở 4Ohm < ở 2Ohm

+ Đối với loa thì: Loa có trở kháng càng cao thì càng cần nhiều công suất. Do vậy loa ở 8Ohm cần ít công suất hơn ở 4Ohm < ở 2Ohm

 

5. Tỉ số tín hiệu trên tạp âm của loa (S/N)

            Bạn cảm thấy sao khi loa của bạn chưa đưa tín hiệu vào đã sôi sùng sục? Rất khó chịu đúng ko ạ.

Thông thường nhiễu chúng ta có thể nghe được ở 40dB bỏ qua nhiễu do amly cũ, nhiễu do dây tín hiệu thì chất lượng linh kiện bên trong loa cũng là 1 yếu tố dẫn tới tạp âm của loa do đó ta nên chọn loa có tỉ số S/N càng lớn càng tốt (>85dB) thì âm thanh ra sẽ càng sạch sẽ.

 

6. Số đường tiếng của loa

            Ta hiểu nôm na là số loại củ loa của chiếc loa đó. Mỗi loại củ loa sẽ chịu trách nhiệm tái tạo một dải tần số nhất định

Lưu ý: số loại củ loa khác với số củ loa >> loa càng nhiều có nhiều đường tiếng thì tái tạo âm thanh càng rõ ràng, chi tiết.

- Đối với loại loa 3 đường tiếng thì nó có 3 loại củ loa:

+ Củ loa Treble: chịu trách nhiệm tái tạo dải tần số cao

+ Củ loa Mid: chịu trách nhiệm tái tạo dải tần số trung

+ Củ loa Bass: chịu trách nhiệm tái tạo dải tần số trầm

- Đối với loại loa 2 đường tiếng thì nó có 2 loại củ loa

+ Củ loa Treble: tái tạo dải tần số cao

+ Củ loa Bass: tái tạo dải trầm và trung

 Ngoài ra để tái tạo dải siêu trầm (16Hz – 125Hz) hay dải siêu cao (15kHz – 20kHz) thì ta dùng thêm loa 1 đường tiếng như loa siêu trầm và loa siêu treble.

Điển hình loa supper bass tái tạo dải tần số trầm

Loa supper treble tái tạo dải tần số cao

 

7. Góc phủ âm của loa

+ Là độ bao quát, lan tỏa âm thanh phát ra từ loa, trong một phạm vi cụ thể theo hướng dọc và ngang

+ Âm thanh phát ra ở loa thường bị giới hạn hướng phát tán âm thanh bởi phễu loa và thành thùng loa

            Đối với không gian hẹp thì góc phủ âm của loa ko quá quan trọng nhưng đối với không gian lớn thì góc phủ âm của loa càng rộng thì người nghe âm thanh ở bên phải hay nghe ở bên trái của loa đều nghe được mức âm đồng đều như đứng ở trước loa

 

8. Kích thước và trọng lượng của loa

            Tùy vào diện tích nơi bố trí loa và sở thích của mình mà bạn nên chọn loa có kích thước và trọng lượng phù hợp.  

 

Tin khác

Hỗ trợ trực tuyến

  • Kinh doanh - 0983.559.288
  • Kỹ Thuật - 0902.137.836

Sản phẩm mới

Đối tác