CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - NKVIETNAM

PRO SOUND AND LIGHTINGAND LIGHTING

HOTLINE: 0913.009922 Mr. Cường

»Giải Pháp

Nguyên tắc chung và phương pháp sử dụng hiệu quả hệ thống âm thanh

02:39 | Thứ Tư, 18/05/16 | Lượt xem: 4795

Các thiết bị âm thanh là rời rạc không thành 1 hệ thống khi chúng ta thiết lập thành 1 hệ thống thì chúng có 1 mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp với nhau chúng hỗ trợ nhau để tạo ra hiệu quả âm thanh tốt nhất.

Về nguyên lý thì tín hiệu ở đầu ra của thiết vị này bao giờ cũng là tín hiệu vào của thiết bị tiếp theo

Trên từng thiết bị đều có những mạch điều khiển chức năng về âm lượng,âm sắc,âm điệu ,tần số âm thanh và nó được điều khiển bằng nút xoay hoặc nút ấn

Kỹ năng điều khiển thiết bị âm thanh

Người điều khiển hệ thống thiết bị âm thanh trước hết phải hiểu kỹ các chức năng của thiết bị và nguyên lý hoạt động cơ bản của thiết bị

Kỹ năng điều khiển phụ thuộc rất nhiều vào người điều khiển hệ thống thiết bị âm thanh ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào trường âm cũng như là trang thiết bị âm thanh.

CÁC NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG ÂM THANH

Lắp đặt hệ thống âm thanh theo đúng nguyên lý

Khi lắp đặt tuyệt đối không được cấp nguồn điện cho bất kì thiết bị nào,các nút trên thiết bị phải để ở vị trí nhỏ nhất hoặc ở vị trí cân bằng.

Khi lắp các thiết bị xong và phải cấp điện cho các thiết bị từ đầu vào cho đến đầu ra.

Công suất âm thanh là thiết bị khuếch đại mức tín hiệu rất lớn trước khi ra loa.chính vì thế khi cấp điện cho công suất phải kiểm tra nút điều khiển âm lượng phải để ở vị trí nhỏ nhất nếu khi bật công tắc nguồn mà nút công suất ở vị trí cao thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng loa bị kêu dẫn đến cháy loa

Trong quá trình điều khiển các fadel chúng ta phải sử dụng nhẹ nhàng tránh tình trạng tăng giảm fadel một cách đột ngột,tránh hệ thống bị hư hỏng và gây khó chịu cho người nghe.Khi chúng ta tăng giảm âm lượng từ từ chúng ta có thể cho khán giả cảm thấy sự thay đổi ko đột ngột ko làm mất tập trung cho người xem

CHÚ Ý ĐẾN DÒNG ĐIỆN CHẠY HỆ THỐNG

Khi mang hệ thống âm thanh và ánh sáng đi làm việc nên tính toán trứơc công suất tiêu thụ để báo cho phía đối tác chuẩn bị cung cấp điện cho đủ.
Ví dụ: Một hệ thống ánh sáng bao gồm:
- 5 ampli loại có công suất tiêu thụ 1200 W /1 cái
- 5 ampli loại có công suất tiêu thụ 2000 W / 1 cái
- Hệ thống Mixer và thiết bị xử lý tín hiệu tiêu thụ khoảng 500 W
- 48 đèn Par, công suất 1000 W / 1 cái (Chia làm 4 màu)
- 4 Đèn Halogen 1500 W / 1 cái.
- 2 máy khói 1200 W / 1 cái
- 1 đèn Follow 1200 W
- 8 Đèn kỹ xảo 500 / 1 cái.
Như vậy công suất tổng cộng ta cần có là:
P=5x1200+5x2000+500+ 48 x 1000 + 1500x 4 + 2x1200 + 1200 + 8x500 = 50 700 W
Từ công thức P =UxITa có I = 

Với điện áp tiêu thụ là 220 V ta có cường độ dòng diện cần cung cấp là:
I == 230 A (Với CB nguồn 1 Fa)
Nếu CB nguồn 3 Fa ta chỉ cần CB 80 A cho 1 FA với điều kiện ta phải chia dòng tiêu thụ qua tải đều trên 3 Fa.

MỘT VÀI ĐIỂM CHÚ Ý KHI NGỒI MÁY (MIXER):
Điều quan trọng nhất khi ngồi máy là phải giữ cho đầu óc thật thoải mái. Tránh mọi căng thẳng không cần thiết. Hãy giữ cảm giác như một người ngồi nghe nhạc và phải chú ý nhìn lên sân khấu.
Đừng bao giờ cố gắng cho tất cả mọi đường tín hiệu (mọi loại nhạc cụ và ca) kêu bằng nhau mà vấn đề là trong từng lúc, từng chương trình ta xác định cái gì là chính, cái gì là phụ.
Ví dụ:-Khi hát thì ca sỹ là chính nhưng khi gian tấu thì dàn nhạc là chính và trong ban nhạc, khi nhạc cụ nào chơi Solo thì nhạc cụ đó lại trở thành chính và phải chỉnh cho nổi bật hơn.
Với các bài hát mà nhiều người thuộc, cần xử lý cho tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm nhưng với các bài hát nhanh gọn mang tính hài hước thì sự rõ lời là cần thiết nhất.
Khi có nhiều Mic ca hoạt động cùng một lúc thì bớt Echo cũng như các tần số quá cao hoặc quá trầm để loại bớt hiện tượng công âm hoặc nhòe âm gây khó chịu cho người nghe.
Khi hát song ca cần phải nhanh nhẹn trong việc ai và lúc nào là người hát bè chính, ai là người hát bè phụ và nên xử lý Echo cho thật khéo để tạo hiệu quả nổi bật giữa hai người.
Khi biểu diễn với ban nhạc mà không có điều kiện tập trước bắt buộc phải cân các tín hiệu trên Monitor that kỹ và hài hoà cho ban nhạc nghe đồng đều và rõ nét rối mới lo đến bên ngoài.
Khi có sự cố phải thật bình tĩnh, không vội vàng hấp tấp
Khi kết thúc 1 chương trình để đảm bảo an toàn cho loa và ampli ta phải áp dụng quy tắc “mở cuối cùng và tắt đầu tiên “ nghĩa là ampli chúng ta sẽ bật cuối cùng của hệ thống và khi kết thúc chương trình thì ampli sẽ tắt đầu tiên.

Khi hệ thống gặp sự cố không đưa được tín hiệu ra thì phải bình tĩnh kiểm tra trên từng thiết bị xem thiết bị nào đèn báo tín hiệu có nếu thiết bị nào không báo đèn báo tín hiệu thì phải kiểm tra dây giắc rồi mới kiểm tra đến thiết bị.

 

Tin khác

Hỗ trợ trực tuyến

  • Kinh doanh - 0983.559.288
  • Kỹ Thuật - 0902.137.836

Sản phẩm mới

Đối tác